Các công việc của luật sư trong quá trình tố tụng dân sự để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
-
Tiếp xúc trao đổi với khách hàng để nắm được nội dung sự việc để khởi kiện
Trong thực tiễn đối với việc giải quyết tranh chấp thì tranh chấp dân sự là một dạng tranh chấp thường gặp, phổ biến và phức tạp, khách hàng cần cung cấp cho luật sư các thông tin sau:
– Về chủ thể khởi kiện: Là cá nhân hay pháp nhân; Có những quyền và lợi ích hợp pháp đang bị tranh chấp hoặc bị xâm hại; Tư cách tham gia khởi kiện
– Xác định thời hiệu khởi kiện
– Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc
-
Tham gia cùng khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Khách hàng cung cấp cho luật sư các giấy tờ sau:
– Các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện: Chứng minh thư, căn cước công dân, Hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định công nhận hoạt động, giấy ủy quyền…..
– Các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tương ứng với đặc trưng của vụ án…Ví dụ: đối với vụ án tranh chấp về quyền sở hữu: Là các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận đăng ký ô tô, xe máy; cổ phiếu, cổ phần…hợp đồng mua bán; giấy tặng cho….
-
Thu thập, cung cấp giao nộp chứng cứ
Luật sư sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghĩa vụ thu thập, cung cấp giao nộp chứng cứ và hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ này
-
Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ
Đây là công việc quan trọng hàng đầu trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự, giúp nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ của vụ án, các yêu cầu, ý kiến, luận điểm của các bên đương sự và các hoạt động tố tụng, quyết định tố tụng của tòa án. Trên cơ sở đó luật sư của chúng tôi xác định phương án giải quyết vấn đề, thực hiện các công việc cần thiết để củng cố chứng cư, xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng
-
Tham gia phiên tòa sơ thẩm tố tụng dân sự
Phiên tòa sơ thẩm gồm 4 phần: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, Tranh luận tại phiên tòa, nghị án, tuyên án. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa luật sư sẽ được thực hiện các hoạt động sau:
– Thay mặ đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
– Đề nghị tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng
– Đề nghị tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án
– Đề nghị hoặc có ý kiến về việc hoãn phiên tòa sơ thẩm
– Hỗ trợ đương sự hoặc có ý kiến về việc đương sự trong vụ án đề xuất việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
– Hỗ trợ, tư vấn đương sự thực hiện thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm và đề xuất việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm
– Thay mặt đương sự trình bày yêu cầu của họ tại phiên tòa sơ thẩm
– Đặt các câu hỏi và tư vấn, hỗ trợ đương sự trong phần trả lời câu hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
– Theo dõi và có ý kiến về việc Hội đồng xét xử sơ thẩm công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án, xem xét vật chứng, chứng cứ, tài liệu
– Đề xuất hoặc có ý kiến về việc tạm ngừng phiên tòa
– Tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
-
Tham gia phiên tòa phúc thẩm tố tụng dân sự
– Luật sư tư vấn và trợ giúp đương sự kháng cáo
– Thu thập và cung cấp các chứng cứ mới cho tòa án tại phiên tòa phúc thẩm
– Tư vấn khách hàng thực hiện các quyền rút đơn khởi kiện, rút kháng cáo, thay đổi, bổ sung kháng cáo và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
– Xây dựng phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
– Tham gia các thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm: Thủ tục trình bày; thủ tục hỏi; thủ tục tranh luận
-
Tham gia thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
– Luật sư tham gia thủ tục giám đốc thẩm:
+ Xác định căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm
+ Nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ yêu cầu đề nghị giám đốc thẩm
+ Soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị và chuẩn bị hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
+ Nộp đơn và chứng cứ (nếu có) đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và thực hiện các công việc sau khi nộp đơn
+ Luật sư thực hiện các thủ tục tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm
– Luật sư tham gia thủ tục tái thẩm:
+ Xác định căn cứ, điều kiện kháng nghị tái thẩm
+ Nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ đề nghị tái thẩm
+ Soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị và chuẩn bị hồ sơ đề nghị kháng nghị tái thẩm
+ Luật sư thực hiện các thủ tục tố tụng tại phiên tòa tái thẩm